Gỗ cẩm có đặc trưng là vân gỗ rất đẹp, chất gỗ cứng, chắc, bền, tom gỗ nhỏ, thớ gỗ rất mịn. Gỗ cẩm thuộc nhóm 1A, rất quý hiếm và được bảo tồn nghiêm ngặt. Có rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng chính xác chỉ có 6 loại gỗ cẩm sau: Cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ, cẩm thị. Nếu phân biệt theo vị trí địa lý thì có cẩm Việt, cẩm Lào và Cẩm Nam Phi.
So sánh giá trị các loại gỗ cẩm: Gỗ cẩm thị được mệnh danh là vua gỗ cẩm, với mức giá cao nhất. Vị trí kế tiếp theo thứ tự giảm dần là: cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ và cuối cùng là cẩm Nam Phi có giá trị rẻ nhất.
Gỗ cẩm hồng nam phi - Gỗ có thớ thô, vân đều, màu lúc mộc hơi hồng nên gọi là cẩm hồng. Gỗ cẩm hồng có rất nhiều ván lớn, độ cứng chắc tương đương với gỗ Lim việt nhưng vân đẹp hơn lim. Gỗ cẩm hồng là loại gỗ kém nhất trong các loại gỗ cẩm nhưng giá trị vẫn rất cao, thường dùng làm sập ngựa.
Gỗ cẩm thị được mệnh danh là vua gỗ cẩm, với mức giá cao nhất. Có các loại gỗ cẩm: cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ và cuối cùng là cẩm hồng Nam Phi.
Gỗ Cẩm Hồng thuộc nhóm 1A. Gỗ Cẩm Hồng nam phi là loại gỗ có tính chất tương tự với gỗ cẩm Việt Nam nhưng được nhập từ Nam Phi. Gỗ màu đỏ, tương đối giống với cẩm lai: Độ cứng, vân đẹp, độ bền… cẩm Nam Phi có lợi thế là có gỗ đường kính lớn để làm các sản phẩm bàn ghế.
Gỗ cẩm hồng Nam Phi có màu sắc vô cùng đặc trưng với màu đỏ đô, thân gỗ cứng. Vân gỗ cẩm lai có nhiều dạng vân như: vân cầu (NU), vân chun 3D, vân rối, vân núi, vân hoa…
Vân gỗ cẩm được xếp hàng đầu trong các loại gỗ về mức độ sắc nét và độc đáo. Vân gỗ cẩm không hề thua kém vân gỗ sưa, mun, đẹp hơn gỗ trắc. Theo các chuyên gia, giá gỗ cẩm chưa cao tại vì thị trường Trung Quốc chưa chuộng và biết đến loại gỗ này. Chính vì vậy, anh em đam mê đồ gỗ Việt Nam có cơ hội để sử dụng những sản phẩm gỗ cẩm với giá cả hợp lý. Gỗ cẩm có đường vân cực đẹp, gỗ rất cứng, không mối mọt, có thể để hàng trăm năm, càng để lâu gỗ càng bóng, mịn.